Trang

16 thg 10, 2015

NGHÈO VÀ SỰ CÔNG BẰNG !

Chiều qua, trên đường về Biên Hòa vào khúc cua chữ U ở cầu vượt trạm 2 thì thắng chúi nhụi tí nữa là nằm vật ra đường đó phía trước có hai thanh niên dường như ra công nhân các KCN gần đó vừa tan ca cũng thắng gấp. Định thần lại thì mới biết hai anh chàng đó dừng lại để lượm mấy chùm nho vương vãi trên đường. Nhìn sang trái thấy mấy chiếc xe oto của trật tự phường đang đâu, vài anh áo xanh ngồi trên chiếc xe và phía sau có vài cái bàn ghế, mấy sọc trái cây bầm dập đang bấm điện thoại khuôn mặt thì hả hê có vẽ như mất anh này đang khoe chiến tích trong trò chơi "kéo co" với mấy người bán hàng rong vẫn thường tụ tập nơi góc đường này. Nhớ có lần hắn cũng bị tương tự khi đổ dốc cầu SG thì phía trước có mấy người nhảy xuống xe tranh nhau lượm mấy tờ tiền lẻ mà ai đó vừa đánh rơi chưa kịp nằm im trên mặt đường làm hắn trầy trụa đầy tay.

Tại sao con người ta lại bất chấp nguy hiểm của bản thân và cả người khác trong các trường hợp này và vô vàng những trường hợp khác khi mà không ít người đã phải bỏ mạng vì miếng ăn giữa một thời đại cờ hoa rực rỡ này. Đó chỉ có thể là do cái nghèo, cái sự thiếu công bằng trong XH này tạo nên mà thôi. Khi mức lương cơ bản chỉ đáp ứng được 80% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, khi mà những người có trách nhiệm mang lại cuộc sống ấm no cho người dân thì vẫn cò kè bớt một thêm hai cho cái việc tăng lương cho người lao động đủ sống thì việc hai người công nhân đó cúi lượm chùm nho nhàu nát trên đường bất chấp nguy hiểm cũng là điều cần sự thông cảm và sẽ chia. Việc những thanh niên mang áo màu xanh đó với nụ cười thỏa mãn sau bên cạnh những khó khăn của người bán hàng rong phải đối mặt trong những ngày tới vì mất đi phương tiện, vốn liếng làm ăn. Nếu đem so với những nhà hàng sang trọng, quá xá hai bên đường mà chổ giữ xe tràn lang trên vỉa hè, lòng lề đường dù gần đó người ta đã có bảng cấm thì chúng ta có quyên nghi ngờ về chuyện mua bán ăn chia bởi họ thường được ngó lơ hoặc báo trước khi có đoàn kiểm tra đi bắt lỗi vi phạm trật tự lòng lề đường.
"Nhân chi sơ tính bổn thiện" Chẳng ai sinh ra đã là người xấu ngay. Con người khi thực hiện một việc xấu đầu tiên trót lọt họ sẽ tiếp tục làm lần thứ...n. Và nếu một XH mà nơi đó có nhiều sự giả dối và luôn được tung hô cũng bằng những lời giải dối thì con người ta làm sao mà sống lươn thiện cho được, làm sao mà con người ta có thể chọn cho mình một nghề ngồi mát ăn bát vàng khi mà điểm xuất phát của họ đã từ đáy của XH. Cái nghèo mà kết hợp với sự bất công thì luôn tạo ra nhiều bi kịch, nhiều xót xa hơn. Hắn có một anh bạn, khi lớn lên mình biết mình là con nuôi của gia đình mình đang sống bấy lâu, một gia đình quá khó khăn khi có toàn người già bệnh tật. Rồi vợ con nheo nhóc công việc không ổn định nêu đã mấy lần dù muốn đi tìm lại gia đình ruột thịt mà vẫn không làm được bởi anh ấy nghĩ rằng: nếu giả sự tìm lại được cha mẹ ruột rồi mà họ cũng đang nghèo khó cùng cực như gia đình hiện tại thì lúc đó mình sẽ như thế nào chẳng lẽ không quan tâm lo lắng, mà như thế thì lực bất tòng tâm, bởi nếu lúc trước họ giàu có thì chắc không mang mình đi cho người khác.."
Đời là thế, nhưng không phải ai nghèo cũng hèn, cũng xấu xa. Rất nhiều người vẫn sống, vẫn làm cho người khác cúi đầu hỗ thẹn. Cách đây mất năm có một chị bán vé số đã trả lại cho người mua thiếu mình mấy tờ vé số trúng độc đăc trị giá gần chục tỷ là một minh chứng, đây là người mà chứng ta nên tạc tượng đáng giá nghìn tỷ để mọi người lấy đó mà tự vấn lương tâm, lấy đó để học tập và làm theo.
Cuối cùng xin trích dẫn câu nói mà hắn thường nhớ " Nghèo chưa chắc đã là lỗi của chúng ta, nhưng để người khác coi thường cái nghèo của mình thì đó chắc chắn là lỗi của chúc ta rồi"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét