Trang

12 thg 1, 2016

NỖI SỢ

Mình có anh bạn làm giáo viên, hôm trước ảnh hú ra ngồi coffe. Chạy ra tới nơi thì thấy có ảnh và một số người bạn của ảnh. Xã giao, cười nói trên trời dưới đất, ra về lưu lưu luyến luyến, hẹn lần sau gặp lại không quên hỏi Facebook để add friend. Bẵng đi một thời gian gặp lại ảnh hỏi thăm những người đó ảnh nói " họ đọc FB của mày rồi nói mày nguy hiểm quá nên họ không dám kết bạn FB, họ còn khuyên tao hủy kết bạn với mày..". Ra về lòng buồn tả tơi, buồn không phải vì ko được làm bạn với những người đó, mà buồn vì sao những con người ngày ngày đứng trên bục giảng dạy cho họ trò mình những tấm gương anh dũng, nào là Lục Vân Tiên, nào là "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, đâm mấy thằng gian bút chẳng tà" lại đi sợ một thằng như mình thì làm sao giáo dục cho con trẻ trở thành những chủ nhân tương lai của Đất Nước này được. Buồn thế thôi, dù sao cũng không trách họ được, bởi nếu được sống trong môi trường dân chủ, minh bạch thật sự thì bản ngã của họ cũng không nghiêng về tính thực dụng, cái cơ chế này tồn tại được là do nó đã biến cho con người ta trở nên tham lam và sợ hãi.

Coi cái clip mấy cô bé trên cổ vẫn còn đẹo khăn quàng đỏ thắm hùa vào đánh một cô bạn với tất cả máu cô đồ ai cũng cảm thấy phẫn nộ. Người đơn giản thì buôn một hơi thở dài rồi lắc đầu ngao ngán, người sâu sắc thì thì thấy tương lai vận mệnh của dân tộc này sau mươi năm nữa sẽ như thế nào với một thế hệ mầm non luôn dùng bạo lực để thể hiện bản lĩnh. Các cô bé này có đáng trách không. Xin thưa các cô bé đơn cử này và còn nhiều trường hợp khác chỉ là nạn nhân của XH đầy thực dụng này. Khi mà nền giáo dục chỉ biết chạy theo thành tích, khi mà ông hiệu trưởng lại đi mua dâm chính học sinh của mình, khi mà họ kêu gọi học sinh góp quỹ ủng hộ người nghèo rồi chính họ lại ăn cắp những đồng tiền đó, khi mà những công trình giáo dục được nâng khống lên gấp vài chục lần để bòn rút, khi những phần ăn nghèo nàn lại còn bị ăn chia, khi mà thầy giáo ăn cắp đề thi chỉ để mang đi gạ tình các em học sinh của mình, khi mà học trò nhắc tới thầy cô thì gọi ông này bà nọ với sự căm thù qua từng câu cảm thán. Thế tại sao những người thầy người cô này lại trở nên như vậy ?. Nếu họ không phải chạy vài trăm triệu để có một công viên thiên liêng này, nếu họ không phải luồng cúi để vào và giữ cái biên chế, nếu họ không phải sợ bị điều chuyển qua rữa bát hay dọn vệ sinh, nếu họ không phải học tập và làm theo những tấm gương không có thật và hàng ngày họ không phải dạy những điều mà họ biết là dối trá thì liệu họ có trở thành những những người như đã kể trên khi đồng lương chân chính của họ đủ nuôi sống gia đình mình. Vai trò của gia đình cũng rất lớn trong viêc dạy dỗ con cái chứ không phải chỉ có trách nhiệm của thầy cô. Nhưng những gia đình có đủ điều kiện thì con cái được học trong môi trường quốc tế hay trường điểm bằng những xuất chạy trường lên tới cả trăm triệu đồng. Còn những gia đình phải chạy ăn từng bữa thì họ còn có đủ thời gian để chăm sóc quan tâm tới con cái mình trong thời buổi "của khó người khôn" mà học phí thì tăng không ngừng theo năm tháng cùng với vô vàng những khoảng phí không tên khác.
"Nhân chi sơ, tính bổn thiện" . Trẻ em sinh ra như tờ giấy trắng và chúng ta đang vẽ lên những tờ giấy đó bằng những thông tin cướp, giết hiếp, mua bán thân xác, nhân phẩm bằng những đồng đô xanh - một màu xanh không mang niềm hy vọng cho một tương lai tươi đẹp nhưng đủ sức mạnh biến con người ta thành những kẻ cơ hội thực dụng vì nếu không sẽ không thể tồn tại trong XH này được.
Và đó là nỗi sợ, một nỗi sợ đang lớn dần mà mọi người vẫn đang thờ ơ với chính tương lai của con cháu mình bằng suy nghĩ một người nói thì không thay đổi gì được. Bài học về bó đũa vẫn còn đó, hãy thay đổi từ chính tư duy của mình bởi ở nơi đâu người dân không quan tâm tới chính trị thì nơi đó họ sẽ bị cai trị bởi những kẻ ngu dốt hơn mình, và cứ thế lầm lũi bán thân cho đất bán mặt cho trời để góp sức nuôi những kẻ phá hoại chính tương lai của con cháu mình mà vẫn cam chịu một cách thật hạnh phúc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét